Độ bao phủ và mức độ sử dụng bảo hiểm y tế ở Việt Nam(Báo cáo giữa kỳ)(ベトナムにおける医療保険の普及と浸透<中間報告書>)

調査研究報告書

寺本 実 編

2019年3月発行

イントロダクション

“Bảo hiểm y tế toàn dân” là một mục tiêu lớn nhất đối với bảo hiểm y tế ở Việt Nam. Việt Nam đang cố gắng để hiện thực hóa mục tiêu này. Tuy nhiên, tình trạng bảo hiểm y tế ở Việt Nam hiện nay là như sau: thứ nhất là, hơn 10% của dân số Việt Nam chưa được tham gia bảo hiểm y tế. Thứ hai là, có nhiều người chưa sử dụng được quyền lợi của bản thân mình, thậm chí có thẻ bảo hiểm y tế. Vì vậy, chúng tôi định nghiên cứu tình trạng bảo hiểm y tế ở Việt Nam từ mặt “độ bao phủ” và mặt “mức độ sử dụng”, dựa vào nghiên cứu trường hợp ở ngoại ô TP.Hồ Chí Minh.

第1章

Ngay từ Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) năm 2008, trẻ dưới 6 tuổi được xếp vào nhóm đối tượng ưu đãi đặc biệt, được cấp thẻ BHYT; nhưng qua nghiên cứu trường hợp một xã ở TPHCM năm 2018 cho thấy, độ bao phủ chưa phủ toàn bộ, một số trường hợp trẻ dưới 6 tuổi là con của những người nhập cư từ các tỉnh khác đến đang tạm trú trên địa bàn khảo sát chưa có thẻ BHYT. Nguyên nhân chính là do họ chưa tiếp cận được thông tin liên quan đến thủ tục đăng ký thẻ BHYT dành cho trẻ; quy định việc khám chữa bệnh BHYT cho trẻ theo đúng tuyến cũng là một rào cản không khuyến khích đăng ký BHYT cho trẻ. Qua kết quả khảo sát cũng cho thấy việc sử dụng thẻ BHYT trong việc khám chữa bệnh cho trẻ cũng chưa phổ biến; dịch vụ tư nhân là lựa chọn đầu tiên do tính chất thuận tiện về thời gian, ít chờ đợi, thủ tục không phức tạp. Khá nhiều trường hợp có thẻ BHYT nhưng khám trái tuyến nên không sử dụng được.

第2章

Bài viết nêu lên một số các phát hiện ban đầu từ cuộc khảo sát định tính do tác giả thực hiện tại xã A, huyện Bình Chánh, TPHCM. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc tiếp cận bảo hiểm y tế của nhóm người cao tuổi thuộc diện nghèo tại TPHCM còn gặp khá nhiều khó khăn. Các yếu tố chính ảnh hưởng tới việc tiếp cận bảo hiểm y tế của người cao tuổi diện nghèo gồm: yếu tố cá nhân, yếu tố gia đình, mạng lưới xã hội và hệ thống chính sách, cơ sở vật chất tại nơi cư trú. Những khó khăn trong việc tiếp cận bảo hiểm y tế của người cao tuổi diện nghèo có sự phân hóa giữa các nhóm tuổi, tình trạng sức khỏe, nhận thức của người cao tuổi, cơ cấu hộ gia đình, sự hỗ trợ của gia đình, sự sẵn có của dịch vụ y tế,… Để giải quyết những khó khăn này là một thách thức rất lớn đối với TPHCM nói riêng và hệ thống chính sách của cả nước dành cho người cao tuổi diện nghèo nói chung.

第3章

Trong bài này, tác giả bài viết đã xem xét quan hệ giữa người khuyết tật và y tế (bảo hiểm y tế), nhất là độ bao phủ, mức độ sử dụng bảo hiểm y tế cho người khuyết tật, dựa vào một nghiên cứu trường hợp đã được thực hiện tại một xã ở TP.Hồ Chí Minh2. Một kết luận của bài này là khi nghĩ về tiếp cận y tế(bảo hiểm y tế) cho người khuyết tật (cả đối tượng điều tra có khuyết tật lần này đều là người khuyết tật nặng) thì cần lưu ý đến các điều kiện như sau: (1) điều kiện cuộc sống bao gồm kinh tế, mức độ khuyết tật,quan hệ (gia đinh, người đi cùng, nhà nước v.v.), phương tiện đi lại, cơ sở hạ tầng như đường, giao thông v.v. ; (2)sự chuẩn bị của cơ sở y tế để đón bệnh nhân khuyết tật nhà chuyên môn y tế, thuốc, thiết bị, phòng chờ v.v.).

第4章

Trong giới hạn nguồn dữ liệu thu thập còn đang trong quá trình xử lý, bài viết nêu lên kết quả ban đầu từ một nghiên cứu định tính về độ bao phủ, tiếp cận và sử dụng bảo hiểm y tế ở người có HIV/AIDS ở một cơ sở y tế của thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Mặc dù, Chính phủ định hướng chuyển dần nhiệm vụ điều trị HIV/AIDS từ các chương trình, dự án viện trợ sang Quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả, nhưng vẫn còn một tỷ lệ không nhỏ (khoảng 10%) bệnh nhân tại cơ sở y tế chưa có BHYT do nhiều nguyên nhân khác nhau. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ bao phủ, sự tiếp cận và sử dụng BHYT ở bệnh nhân HIV/AIDS có thể nhận thấy là sự tự kỳ thị và sợ bị kỳ thị, phân biệt đối xử của người nhiễm HIV/AIDS; chính sách, pháp lý liên quan đến HIV/AIDS; mức sống và điều kiện sống; khoảng cách địa lý,...

補章

Mục đích của bài này là việc bổ sung thông tin về cơ cấu cơ bản của chế độ bảo hiểm y tế ở Việt Nam trong quyển báo cáo này . Bài này xem xét cơ cấu cơ bản của chế độ bảo hiểm y tế ở Việt Nam và tìm hiểu đặc trung của chế độ bảo hiểm y tế ở Việt Nam. Chế độ bảo hiểm y tế ở Việt Nam hiện nay áp dụng “hệ thống cung cấp lợi ích bằng hiện vật (benefits in kind scheme)”,chứ không phải là “hệ thống hoàn trả y tế (medical reimbursement system)”. Và có đặc trung như sau:(1) có tính cách của chính sách bảo trợ xã hội; (2)có chế độ đăng ký cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu; (3)có mục tiêu hiện thực hóa “bảo hiểm y tế toàn dân”.